KHÓA HỌC STEAM

A. GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH

Chương trình giáo dục STEAM là việc giảng dạy thông qua các trò chơi, các hoạt động trải nghiệm. Đến với STEAMZone trẻ sẽ được hiện thực hóa các ý tưởng sáng tạo của mình qua việc trải nghiệm với nhiều học cụ, trang thiết bị hiện đại, đa dạng, hấp dẫn. Trong quá trình trải nghiệm trẻ còn được trang bị cho mình kỹ năng 4C của thế kỷ 21: Giao tiếp (Communication), Cộng tác (Collabration), Tư duy giải quyết vấn đề (Critical Thinking & Problem Solving) và Sáng tạo (Creativity).

Chương trình giáo dục STEAM được lồng ghép các môn học tích hợp liên quan đến khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học giúp trẻ rèn luyện các kỹ năng; đồng thời tạo cho trẻ sự hứng thú, kích thích phát triển các giác quan, phát triển tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đề. Qua các hoạt động trải nghiệm, trẻ sẽ thấy khoa học thật gần gũi với cuộc sống và luôn đem đến những yếu tố bất ngờ, thú vị. Từ đó, tạo cho trẻ niềm đam mê, khơi gợi óc tò mò, luôn muốn được khám phá những điều mới mẻ trong cuộc sống.

B. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

  1. Giúp trẻ bắt đầu làm quen với các lĩnh vực STEAM;
  2. Hướng trẻ áp dụng các kiến thức STEAM vào đời sống;
  3. Chuẩn bị cho tương lai của trẻ – Xây dựng kỹ năng 4C (Giao tiếp – Communication, Cộng tác – Collabration, Tư duy giải quyết vấn đề – Critical Thinking & Problem Solving và Sáng tạo – Creativity) của thế kỷ 21.

Phẩm chất:

  • Trẻ hình thành sự tự tin, tinh thần trách nhiệm, tính chăm chỉ, kiên nhẫn.

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ tự học;
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo;
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác.

Năng lực đặc thù:

  • Năng lực nghiên cứu khoa học;
  • Năng lực sử dụng công nghệ;
  • Năng lực thiết kế kỹ thuật;
  • Năng lực cảm thụ nghệ thuật;
  • Năng lực tư duy toán học.

C. PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO

  • Lấy trẻ làm trung tâm: “Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt” – Dựa trên những nhu cầu, khả năng và sự hứng thú của từng trẻ;
  • Dạy học theo hướng tích hợp và làm dự án “Project Based Learning”;
  • Phương pháp trực quan;
  • Phương pháp thực hành;
  • Phương pháp học giải quyết vấn đề.

D. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ STEAM

Hoạt động hấp dẫn, lôi cuốn giúp trẻ đạt kết quả tốt nhờ việc áp dụng các kỹ năng 4C của thế kỉ 21.

  1. Giáo viên giới thiệu chủ đề;
  2. Gợi ý cho trẻ thực hiện chủ đề hoạt động;
  3. Trẻ thực hành trải nghiệm: Trẻ bắt đầu thực hiện nhiệm vụ;
  4. Trẻ chia sẻ kinh nghiệm: Giáo viên đặt câu hỏi;
  5. Trẻ rút ra kinh nghiệm cho bản thân;
  6. Vận dụng kinh nghiệm vào cuộc sống.

E. ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN

  • Đội ngũ giáo viên STEAM TBT được tốt nghiệp từ đại học chuyên ngành, là những giáo viên tâm huyết, trách nhiệm, hết mình vì trẻ; được tập huấn từ chuyên gia STEAM đến từ Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Missouri – Hoa Kì.
 
Contact Me on Zalo